MỜI BẠN ĐỒNG HÀNH CÙNG TRANG THÔNG TIN THIÊN NHIÊN ĐÀ NẴNG (thiennhiendanang.vn)
“Mọi sự đóng góp của bạn sẽ giúp website Trang thông tin thiên nhiên Đà Nẵng có thêm kinh phí hoạt động, duy trì và tri ân tới những người đóng góp cho cộng đồng.”
Tên tài khoản: TT BT DA DANG SINH HOC NUOC VIET XANH
Số tài khoản: 0041000158525
Ngân hàng: Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) – Nam Đà Nẵng
Cảm ơn bạn đã cùng chung tay với chúng tôi xây dựng kho tài liệu xanh vì cộng đồng!
Xác nhận
Trung tâm Bảo tồn đa dạng sinh học Nước Việt Xanh (GreenViet)
GreenViet là một tổ chức phi lợi nhuận được thành lập vào tháng 10 năm 2012 hoạt động để bảo tồn các hệ sinh thái quan trọng và các loài nguy cấp ở khu vực miền Trung – Tây Nguyên. Trong đó chú trọng nghiên cứu về đa dạng sinh học nhằm thiết lập cơ sở dữ liệu khoa học phục vụ cho công tác bảo tồn, truyền thông và giáo dục nâng cao nhận thức của cộng đồng, đồng thời cung cấp thông tin cho cơ quan nhà nước, báo chí, các tổ chức liên quan với mục tiêu huy động sự tham gia của cả cộng đồng vào hoạt động bảo tồn thiên nhiên Việt Nam cho sự phát triển bền vững
Đây là đơn vị tiên phong trong việc xây dựng Trang thông tin thiên nhiên số nhằm chia sẻ, kết nối tri thức và lan tỏa tình yêu thiên nhiên địa phương đến cộng đồng.
Website: https://greenviet.org/
Khoa Sinh - Môi trường, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng
Là đơn vị đào tạo và nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực Sinh học và Môi trường trực thuộc trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng. Trải qua gần nửa thế kỷ xây dựng và trưởng thành, đến nay Khoa Sinh – Môi trường đã xây dựng được một mô hình đào tạo theo hướng hiện đại, góp phần giải quyết các vấn đề mang tính thời đại như môi trường, năng lượng, an ninh lương thực, biến đổi khí hậu, đa dạng sinh học, sức khỏe cộng đồng,…
Đây là đơn vị đóng góp, chia sẻ nhiều nguồn tài nguyên cho Trang thông tin đồng thời cung cấp đội ngũ cố vấn, tình nguyện viên sinh viên tâm huyết.
Website: https://bio-env.ued.udn.vn/
Nhóm Nghiên cứu - Giảng dạy “Môi trường và Tài nguyên sinh vật”, Đại học Đà Nẵng (DN-EBR)
Nhóm Nghiên cứu - Giảng dạy Môi trường và Tài nguyên sinh vật gồm các nhà khoa học, cán bộ chuyên môn trong các lĩnh vực Sinh học, Môi trường và các lĩnh vực khoa học khác có liên quan thuộc Đại học Đà Nẵng, các trường đại học, viện nghiên cứu, các cơ quan Trung ương và địa phương tại khu vực miền Trung. Mục tiêu của nhóm là gắn kết các nhà khoa học trong các lĩnh vực khác nhau để nghiên cứu và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường ở khu vực miền Trung & Tây Nguyên; phát hiện và giải quyết các vấn đề có tính chất phức tạp, đa ngành như: ô nhiễm môi trường, suy thoái tài nguyên, biến đổi khí hậu,…
Đây là đơn vị cố vấn cho hoạt động của Trang thông tin, đồng thời kiểm duyệt nội dung, chất lượng những thông tin khoa học, chính thống trước khi đến với cộng đồng.
Xây dựng kho tàng tri thức thiên nhiên của thành
phố Đà Nẵng: lưu trữ, tổng hợp, cung cấp nguồn thông tin kiến thức đáng tin cậy
về tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học các hệ sinh thái trên cạn, dưới
nước; các loài động thực vật đặc trưng của thành phố Đà Nẵng.
Huy động sự đóng nguồn tài liệu tri thức thiên
nhiên (tài liệu, sách, hình ảnh, video,..) của cả cộng đồng từ tổ chức, nhà
nghiên cứu, nhiếp ảnh, người yêu thiên nhiên, giáo viên,… để cho cả cộng đồng sử
dụng.
Tạo ra nơi các thầy cô, những nhà làm giáo dục cùng
nhau chia sẻ và lan tỏa tri thức qua nguồn sách, tài nguyên giáo dục dành cho
học sinh cấp 1, 2, 3 về thiên nhiên Đà Thành trong Chương trình Giáo dục địa
phương.
Tăng cường, thúc đẩy quá trình học tập, nghiên cứu,
giảng dạy và trao truyền tri thức thiên nhiên địa phương đến học sinh. Góp phần
kiến tạo ra những công dân sinh thái tương lai của thành phố có sống có hiểu
biết, tình yêu và trách nhiệm với thiên nhiên.
Kiến tạo nơi chia sẻ tri thức, kết nối và lan tỏa
tình yêu thiên nhiên, hình ảnh thành phố sinh thái, thành phố đáng sống đến cộng
đồng người dân trong và ngoài thành phố Đà Nẵng.
HOẠT ĐỘNG VÀ LỘ TRÌNH
Trang thông tin thiên nhiên Đà Nẵng là trang thông tin cộng đồng dài hạn, chia làm 3 giai
đoạn::
Giai đoạn 1 (năm 2022)
Xây dựng nền tảng website
Xây dựng cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học cơ
bản ở Đà Nẵng. Sơn Trà, Bà Nà, Nam Hải Vân, Hệ sinh thái sông và biển. Tập
trung KBTTN Sơn Trà với 1000 tài liệu.
Ra mắt Trang thông tin
Giai đoạn 2 (năm 2023)
Phát triển và tăng cường tính năng, giao diện
để tối ưu sử dụng và tìm kiếm người dùng
Tiếp tục huy động tài liệu cập nhật dữ liệu
đa dạng sinh học các hệ sinh thái đã có; phát triển tài liệu cho hệ sinh
thái rừng đặc dụng Hải Vân; Bà Nà-Núi Chúa, Hệ sinh thái sông hồ, biển (đạt
2000 tài liệu)
Phát triển nguồn tài nguyên tài liệu giảng
dạy cho giáo viên Cấp 1,2,3
Giai đoạn 3 (2024 trở đi)
Đưa vào hoạt động thư viện theo hướng mở để
đa dạng nguồn tài liệu, tăng cường sự đóng góp tài nguyên từ giáo viên, cộng
đồng yêu thiên nhiên.
Đa dạng hóa nguồn tài liệu đóng góp. Mục tiêu
nguồn tài liệu đến 2025 đạt 5000 tài liệu: ảnh, video, tăng bài viết theo
chủ đề.
VẬN HÀNH
Ban điều hành: là các thành viên đến
từ của 3 đơn vị thực hiện dự gồm
Trưởng ban: PGS. TS Võ Văn Minh, Trưởng ban
Phó ban: Ths. Nguyễn Thị Tịnh, Phó ban
Thành viên: TS. Phùng Khánh Chuyên; CN.
Nguyễn Thị Thu Thủy
Ban cố vấn:
Tài nguyên và môi trường
PGS.TS. Võ Văn Minh, Nhóm DN-EBR,
Trưởng nhóm
TS. Phùng Khánh Chuyên, Khoa SMT -
ĐHSP Đà Nẵng
Tài nguyên động vật
TS. Hà Thăng Long; Trung tâm
Greenviet
NCS. Ths. Hoàng Quốc Huy; Trung tâm
Greenviet
Tài nguyên thực vật
Ths. Nguyễn Thị Đào; cựu giảng viên
Khoa SMT, ĐHSP Đà Nẵng
Ths. Nguyễn Thị Kim Yến; Hội động vật
học Frankfurt
CN. Trần Ngọc Toàn; cán bộ Viện Sinh
thái học Miền Nam
Tài nguyên biển, sông hồ
TS. Nguyễn Thị Tường Vi, giảng viên
Khoa SMT, ĐHSP Đà Nẵng
Ths. Nguyễn Văn Khánh, giảng viên
Khoa SMT, ĐHSP Đà Nẵng
Giáo dục môi trường
TS. Trương Thị Thanh Mai, giảng viên
Khoa SMT, ĐHSP Đà Nẵng
Ths. Nguyễn Thị Tịnh; Trung tâm
GreenViet
Kỹ thuật: Xây dựng và vận hành website
công ty Comclick
0 Bình luận
Đăng nhập để bình luận