Nơi chia sẻ, kết nối tri thức
và lan tỏa tình yêu thiên nhiên

Tài Liệu Khu BTTN Bà Nà - Núi Chúa Dẫn liệu bước đầu về giun đất ở KBTTN Bà Nà - Núi Chúa, ĐN

Dẫn liệu bước đầu về giun đất ở KBTTN Bà Nà - Núi Chúa, ĐN

Tác giả: Thái Trần Bái và cộng sự Năm xuất bản: 2002
0 1 403 0

Tổng quan tài liệu

Michaelsen (1934) với mô tả Pheretima amplectens ở độ cao 1500m đã mở đầu cho nghiên cứu khu hệ giun đất Bà Nà-Núi Chúa. Năm 2000 trong điều tra tài nguyên sinh vật ở xã Hòa Ninh, huyện Hòa Vang, khu vực chân núi Bà Nà, Phạm Thị Hồng Hà đã thống kê 12 loài giun đất. Như vậy ở khu này đã biết 13 loài giun đất, phần lớn ở vành đai chân núi.

Để thăm dò và bổ sung đa dạng giun đất vùng này, tháng 4/2002 chúng tôi đã khảo sát thực địa và lượm mẫu giun đất ở Bà Nà theo 3 tầng độ cao: đỉnh núi, lưng chừng núi (km6-km8) và chân núi. Mẫu định tính được lượm theo tuyến. Mẫu định lượng được lượm theo hố đào 0,5x0,5 đại diện cho các sinh cảnh phổ biến của từng độ cao và thống kê theo các lớp đất. Ở từng độ cao đã tiến hành 3-4 hố định lượng. Độ phong phú của các loài và các nhóm tính theo tỷ lệ phần trăm của số cá thể (n%) và sinh khối (p%) trên tổng số mẫu thu được.