Danh mục
Được quan tâm gần đây
Tác giả tiêu biểu
Bùi Văn Tuấn và cộng sự
- Bài viết:3 bài
Trương Quốc Đại
- Bài viết:2 bài
Võ Văn Minh và cộng sự
- Bài viết:2 bài
Phan Thị Hoa và cộng sự
- Bài viết:2 bài
Lê Vũ Khôi và cộng sự
- Bài viết:2 bài
Dẫn liệu về DDSH của mối (insecta: Isoptera) tại KBTTN Bà Nà - Núi Chúa, ĐN
Tổng quan tài liệu
Khu Bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) Bà Nà-Núi Chúa, nằm cách thành phố Đà Nẵng không xa, là điểm du lịch sinh thái hấp dẫn của khu vực miền Trung được nhiều du khách trong và ngoài nước biết đến. Khi nhắc đến Bà Nà-Núi Chúa, người ta không chỉ nhớ về nó bởi cảnh đẹp thiên nhiên hoang sơ và khí hậu mát mẻ, mà còn vì nơi đây chứa đựng một nguồn tài nguyên đa dạng sinh học hết sức phong phú và quý giá. Bảo tồn đa dạng đang là một trong những nhiệm vụ trọng yếu được đặt ra cho khu bảo tồn. Để có được chiến lược phát triển của khu bảo tồn, điều quan trọng trước tiên là phải tìm hiểu, kiểm kê về đa dạng sinh học. Tính đến nay đã có nhiều nghiên cứu, điều tra về tài nguyên động, thực vật, ghi nhận các loài quý hiếm làm cơ sở cho bảo tồn và phát huy tiềm năng du lịch sinh thái. Niên giám thống kê thành phố Đà Nẵng năm 2009 cho thấy khu BTTN Bà Nà - Núi Chúa có 256 loài động vật có xương sống (61 loài thú, 178 loài chim, 17 loài bò sát), 46 loài giun đất, 126 loài côn trùng thuộc bộ cánh vảy [5]. Riêng với nhóm mối (Isoptera) cũng đã có một vài công bố trong thời gian gần đây, tuy vậy số lượng còn khá ít ỏi, đặc biệt các kết quả thường được công bố trong đa dạng chung của khu vực Đà Nẵng, chưa có một công bố riêng về đa dạng của mối cũng như các đặc trưng phân bố của chúng cho KBTTN Bà Nà- Núi Chúa [6]. Trong báo cáo này chúng tôi trình bày các kết quả điều tra đa dạng sinh học của mối từ năm 2001 đến 2004, cùng với các đợt nghiên cứu bổ sung các năm 2012-2013 nhằm đưa ra cái nhìn chung nhất về đa dạng của mối ở khu vực này và đặc trưng phân bố của chúng theo các dải độ cao.
0 Bình luận
Đăng nhập để bình luận