Danh mục
Được quan tâm gần đây
Tác giả tiêu biểu
Bùi Văn Tuấn và cộng sự
- Bài viết:3 bài
Lê Vũ Khôi và cộng sự
- Bài viết:2 bài
Phan Thị Hoa và cộng sự
- Bài viết:2 bài
Đinh Thị Phương Anh và cộng sự
- Bài viết:2 bài
Thái Trần Bái và cộng sự
- Bài viết:2 bài
Concering the status of the marine environment in Son Tra Paeninsula and Cham Islands Marine Protected Areas
Tổng quan tài liệu
Tài liệu này là một bản báo cáo trình bày hiện trạng quan sát được về môi trường biển tại các khu bảo tồn biển tại Sơn Trà và Cù Lao Chàm. Từ hiện trạng đó, các cảnh báo và đề xuất đã được đưa ra nhằm giúp cho quá trình bảo vệ môi trường biển được tốt hơn.
Trong 2 tháng (tháng 8,9) năm 2013, tiến sĩ Martin Falke (một tư vấn viên GIZ-CIM tại CCCO/Sở TN&MT Đà Nẵng đã tiến hành kiểm tra các rạn san hô trong các khu bảo tồn biển tại Sơn Trà và Cù Lao Chàm. Tiến sĩ Martin Falke đã chụp được hơn 300 bức ảnh dưới nước. Qua cuộc khảo sát, ông đã đưa ra một số quan sát sau:
* Hầu như không có cá xuất hiện trong khu bảo tồn Sơn Trà và Cù Lao Chàm. Chỉ có một số loài cá san hô nhỏ (như cá ngựa vặn/cá sọc ngựa, cá bướm, cá cờ) và đôi khi có thể quan sát thấy cá mao tiên. Điều này chắc chắn là do không có biện pháp bảo vệ cá và ngoài ra tình trạng nhiều ngư dân đánh bắt quá mức không theo quy định ở vùng biển ven bờ Đà Nẵng và Quảng Nam trong một thời gian dài. Ngư dân sử dụng các phương pháp đánh bắt không bền vững như: sử dụng lưới có kích thước mắt lưới quá nhỏ (không cho cá con thoát ra ngoài); không tuân theo hạn ngạch đánh bắt theo quy định hợp pháp (số lượng hạn chế về mặt pháp lý trong tổng lượng cá đánh bắt, dựa trên các phát hiện khoa học đối với vùng biển và các khu bảo tồn biển.
* Tiến sĩ Falke đã cho rằng những tác động tới rạn san hô ở các khu vực được bảo vệ có thể do một số nguyên nhân sau:
- Hiện tượng phú dưỡng và ngạt thở của san hô do tảo xanh xám phát triển quá mức trên san hô. Sự phát triển quá mức của loài tảo này đang dần bóp nghẹt các rạn san hô và do đó phá hủy chúng.
- Độ đục của nước cao (nước đục), gây ra bởi nước giàu chất dinh dưỡng, một phần là do các dòng sinh vật phù du tự nhiên, ngoài ra cũng có một phần là do nước thải từ bờ biển thải ra. Điều nà cũng dẫn đến tầm nhìn kém, gây bất lợi đến việc lặn với ống thở khi quan sát.
- Tẩy trắng san hô, do sự gia tăng nhiệt độ liên tục của các vùng nước đại dương, đặc biệt là ven biển, điều này làm cho các polyp san hô chết đi, cuối cùng để lại những bộ xương đá vôi giòn, trắng bệch của san hô chết phía sau. Đây là một hiện tượng do biến đổi khí hậu gây ra.
0 Bình luận
Đăng nhập để bình luận