Danh mục
Được quan tâm gần đây
Tác giả tiêu biểu
Bùi Văn Tuấn và cộng sự
- Bài viết:3 bài
Đinh Thị Phương Anh và cộng sự
- Bài viết:2 bài
Viện Sinh thái học Miền Nam
- Bài viết:2 bài
Thái Trần Bái và cộng sự
- Bài viết:2 bài
Nguyễn Văn Long và cộng sự
- Bài viết:2 bài
Đánh giá hiện trạng nguồn lợi tôm hùm giống vùng biển ven bờ Bán đảo Sơn Trà, TP ĐN và đề xuất giải pháp khai thác hợp lý
Tổng quan tài liệu
Đối tượng nghiên cứu trong đề tài này là tất các các loại tôm hùm giống, trong đó tập trung vào 03 loài có giá trị kinh tế cao mà ngư dân khai thác phục vụ nuôi lồng là Tôm Hùm bông (P. ornatus) và Tôm Hùm đá (P. homarus) và Tôm Hùm tre (P. polyphagus).
Toàn thành phố có 353 phương tiện tham gia khai thác tôm hùm giống, tập trung tại 4 phường Thọ Quang, Mân Thái, Nại Hiên Đông và Thuận Phước. Có 4 loại nghề khai thác tôm hùm giống gồm nghề bẫy bằng vĩ xi măng, nghề te ruốc, nghề mành và nghề lặn. Cả 04 loại nghề đều có tác động đến sinh cảnh, mức độ tác động từ thấp đến cao là nghề mành, te ruốc, bẫy và lặn.
Mặc dù có đến 10 loại tôm hùm giống theo tên gọi của địa phương đang tồn tại nhưng thực chất chúng chỉ thuộc 5 loài, trong số đó có 3 loài là Tôm Hùm bông, Tôm Hùm xanh chân ngắn và Tôm Hùm tre được khai thác để nuôi. Các loài tôm hùm giống xuất hiện quanh năm nhưng tập trung cao nhất từ tháng 10 đến tháng 3 hàng năm, thường phân bố ở khu vực có dạng nền đáy là san hô, san hô và cát, cát bùn; độ sâu từ 2m đến 10m; cách bờ từ 5 - 7m và ra xa đến 01km, tập trung nhiều nhất ở khu vực phía Nam bán đảo Sơn Trà với 05 loài phân bố, trong khi đó khu vực Tây bán đảo Sơn Trà chỉ có 03 loài phân bố. Có sự biến động số lượng theo mùa, trong đó Tôm Hùm tre đạt số lượng cao nhất vào tháng 12, Tôm Hùm bông và Tôm Hùm xanh cao nhất tập trung vào tháng 01.
Kết quả phân tích cho thấy nghề mành có năng suất khai thác cao nhất, tiếp đến là nghề bẫy và thấp nhất là nghề te ruốc. Tổng sản lượng khai thác các loại tôm hùm giống vụ mùa 2012 - 2013 đạt 331.522 con, trong đó Tôm Hùm xanh có sản lượng cao nhất là 223.360 con, tiếp đến là Tôm Hùm bông có 55.737 con và thấp nhất 23 là Tôm Hùm tre là 52.425 con. Nghề bẫy có sản lượng đánh bắt cao nhất, tiếp đến là nghề mành và thấp nhất là nghề te ruốc, sản lượng khai thác cao thường tập trung từ tháng 12 và kéo sang tháng 02. Sản lượng Tôm Hùm bông khai thác giảm rõ rệt, trong khi đó sản lượng Tôm Hùm xanh tăng hơn so với 5 năm trước đây.
Các hoạt động phát triển kinh tế, du lịch, sự tác động của nghề khai thác tôm hùm đã làm xáo trộn sinh cảnh, ảnh hưởng đến môi trường sinh thái nói chung và nơi ở của tôm hùm giống nói riêng vùng ven bờ quanh bán đảo Sơn Trà. Việc thưc hiện đồng bộ các giải pháp đề xuất mang tính sinh thái gồm điều chỉnh cơ cấu ngành nghề và ngư cụ khai thác; điều chỉnh mùa vụ khai thác, cải tiến kỹ thuật khai thác và thực hiện các biện pháp bảo vệ các hệ sinh thái khu vực bán đảo Sơn Trà, trong đó có rạn san hô, thảm cỏ biển, rong biển, các bãi cát, bãi đá sẽ góp phần bảo vệ hệ sinh thái, nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác và bảo vệ bền vững nguồn lợi tôm hùm giống ở vùng ven bờ Đà Nẵng.
0 Bình luận
Đăng nhập để bình luận