Nơi chia sẻ, kết nối tri thức
và lan tỏa tình yêu thiên nhiên

Tài Liệu Khu BTTN bán đảo Sơn Trà Kết quả nghiên cứu sự DDSH về động thực vật rừng và giải pháp phục hồi TNR trên vùng BĐ Sơn Trà, ĐN

Tổng quan tài liệu

Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà có tổng diện tích là 6437 ha, được phân chia thành 7 đối tượng là rừng trung bình, rừng phục hồi, trẳng cây bụi, rừng trồng, hồ nước, đất thổ cư và quân sự. Trong đó diện tích rừng là 3000 ha, hầu hết là rừng phục hồi với hơn 2610 ha chiếm  gần 41% tổng diện tích khu bảo tồn.

Hệ thực vật ở đây rất phong phú và đa dạng với 90 họ, 217 chi và 289 loài thực vật bậc cao; trong đó có hai loài thực vật hạt trần, 8 loài quyết thực vật và còn lại là thực vật hạt kín. Họ có nhiều loài nhất là: Thầu dầu với 29 loài tất cả, Dâu tằm 19 loài, họ Cau dừa 10 loài….Tổng số 289 loài được chia làm 5 nhóm: Nhóm cây gỗ; nhóm cây thuốc; cây ăn quả; cây cho lá, sợi; và nhóm phong lan…Nhóm cây làm thuốc 107 loài (chiếm đến 37,02%) dây khu vực có tiềm năng về cây dược liệu.

Động vật có 4 nhóm là: Nhóm thú, chim, bò sát và nhóm lưỡng cư, trong đó nhóm chim và nhóm thú chiếm tỷ lệ lớn. Nhóm chim với 11 bộ, 25 họ và 51 loài; nhóm thú với 7 bộ, 15 họ và 30 loài; nhóm bò sát và nhóm lưỡng cư rất ít, chỉ 15 loài nhóm bò sát và 5 loài đối với nhóm lưỡng cư.

Trên bán đảo có nhiều loài động vật thực vật đặc hữu, có giá trị về kinh tế cũng như giá trị về khoa học: Thức vật có: Chò chai; động vật có Voọc chả và chân nâu, Khỉ đuôi dài vẫn tồn tài và phát triển ở đây. Tuy nhiên hệ sinh thái này đang đứng trước các mối đe dọa như: Sự xâm nhập và phá hoại của các loại dây leo bìm bìm voi, việc thiếu ý thức của người dân, hoạt động tham quan của các khách du lịch làm cho nguy cơ sự suy thoái tài nguyên rừng hiện nay ngày càng tăng cao. Việc nghiên cứu sự đa dạng sinh học động, thực vật rừng nhằm đề xuất giải pháp phục hồi, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên rừng trên vùng bán đảo Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng là yêu cầu cấp thiết.