Danh mục
Được quan tâm gần đây
Tác giả tiêu biểu
Bùi Văn Tuấn và cộng sự
- Bài viết:3 bài
Trương Quốc Đại
- Bài viết:2 bài
Võ Văn Minh và cộng sự
- Bài viết:2 bài
Phan Thị Hoa và cộng sự
- Bài viết:2 bài
Lê Vũ Khôi và cộng sự
- Bài viết:2 bài
Nghiên cứu đa dạng thành phần loài và sự phân bố của các loài chim ở KBTTN bán đảo Sơn Trà, TP ĐN
Tổng quan tài liệu
Tài liệu này là luận văn thạc sĩ về đề tài nghiên cứu đa dạng thành phần loài và sự phân bố các loài chim ở Khu Bảo tồn thiên nhiên Bán đảo Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng.
Nghiên cứu trong năm 2014, đã ghi nhận khu hệ chim tại KBTTN Bán đảo Sơn Trà có 104 loài thuộc 79 giống, 43 họ, 14 bộ. Đã phát hiện mở rộng vùng phân bố cho 1 loài tới Trung Trung bộ (loài Đại bàng biển bụng trắng - Heliaeetus leucogaster), ghi nhận mới 1 loài cho khu hệ chim Việt Nam (loài Cu vằn - Geopelia striata). Ghi nhận mới cho khu vực nghiên cứu 41 loài chim.Có 80 loài định cư, 30 loài di cư, 20 loài vừa có quần thể định cư vừa có quần thể di cư. Có 4 loài chim quan trọng cần ưu tiên bảo tồn bao gồm 1 loài có tên trong Danh lục Đỏ IUCN (2014) và Sách Đỏ Việt Nam (2007) ở bậc VU (loài Đuôi cụt bụng đỏ), và 3 loài có tên trong Nghị định 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ ở nhóm IIB (loài Diều hoa miến điện, Yểng, Chích chòe lửa).
Về cấu trúc thành phần loài, bộ Sẻ đa dạng nhất ở các bậc taxon với 24 họ, 58 loài. Bộ Sả có số họ đa dạng đứng thứ hai với 4 họ và 7 loài. Bộ Bồ câu tuy có 1 họ nhưng có tới 8 loài. Có tới 4 bộ chỉ có duy nhất 1 loài là bộ Cắt, bộ Cú, bộ Cú mèo và bộ Yến.
Tần suất phát hiện chim trên sinh cảnh rừng nguyên sinh là cao nhất với 43.5% tổng số lần quan sát chim trong suốt thời gian nghiên cứu. Tỉ lệ phát hiện chim cao tiếp theo là trên sinh cảnh rừng thứ sinh. Tỉ lệ thấp nhất thuộc về sinh cảnh ven biển với các bãi cát, đá chỉ có 5.9%.
Nguyên nhân chính ảnh hưởng đến các loài chim hoang dã ở KBTTN Bán đảo Sơn Trà là nạn săn bắn chim trái phép, diện tích rừng bị thu hẹp và tác động mạnh do các hoạt động phát triển du lịch, khách sạn.
0 Bình luận
Đăng nhập để bình luận