Danh mục
Được quan tâm gần đây
Tác giả tiêu biểu
Bùi Văn Tuấn và cộng sự
- Bài viết:3 bài
Lê Vũ Khôi và cộng sự
- Bài viết:2 bài
Phan Thị Hoa và cộng sự
- Bài viết:2 bài
Đinh Thị Phương Anh và cộng sự
- Bài viết:2 bài
Thái Trần Bái và cộng sự
- Bài viết:2 bài
Nghiên cứu Lưỡng cư, Bò sát ở quần đảo Cù Lao Chàm và bán đảo Sơn Trà
Tổng quan tài liệu
Tài liệu này là công trình luận án tiến sĩ của Phan Thị Hoa tại Đại học Sư Phạm Hà Nội, nghiên cứu về lưỡng cư và bò sát tại quần đảo Cù Lao Chàm và bán đảo Sơn Trà.
Công trình nghiên cứu đã thu được những kết quả sau:
1. Đã xác định được danh sách 80 loài ở khu vực nghiên cứu (19 loài LC thuộc 14 giống, 6 họ, 1 bộ; 61 loài BS thuộc 46 giống, 17 họ, 2 bộ), trong đó có 46 loài ở quần đảo Cù Lao Chàm và 68 loài ở KBTTN bán đảo Sơn Trà. Bổ sung cho QĐCLC 29 loài; KBTTN bán đảo Sơn Trà 29 loài; thành phố Đà Nẵng 13 loài và tỉnh Quảng Nam 11 loài, 1 loài chưa xác định được tên khoa học.
2. Đã bổ sung tư liệu về đặc điểm hình thái và phân bố của 64 loài thu được mẫu ở VNC. Bổ sung tư liệu về âm sinh học của 5 loài LC cho VNC.
3. Khu hệ LC, BS của QĐCLC giống nhất với Côn Đảo và khác biệt nhất với đảo Cồn Cỏ; KBTTN bán đảo Sơn Trà giống nhất với KBTTN Bà Nà - Núi Chúa, nhưng khác biệt nhất với VQG Bạch Mã.
4. Đã xác định 18 loài (22,5%) quý, hiếm ở VNC, bao gồm 14 loài bị đe dọa cấp quốc gia (Sách Đỏ Việt Nam (2007), 8 loài bị đe dọa cấp toàn cầu (Danh lục Đỏ IUCN (2012), 7 loài được bảo vệ (theo Nghị định 32/2006/NĐ-CP của chính phủ), 1 loài được bảo vệ (theo Nghị định 160/2013/NĐ-CP của chính phủ) và 11 loài được bảo vệ (theo Công ước CITES 2013).
5. LC, BS ở khu vực nghiên cứu có phân bố rất đa dạng theo sinh cảnh và nơi ở. Sinh cảnh đa dạng nhất là rừng phục hồi (36/50 loài KBTTN bán đảo Sơn Trà và 29/46 loài QĐCLC), nơi ở bắt gặp nhiều nhất là ở trên mặt đất (38/50 loài KBTTN bán đảo Sơn Trà và 39/46 loài QĐCLC).
6. Các mối đe dọa đến sinh cảnh sống và quần thể LC, BS ở VNC gồm: thiên tai thường xuyên; cháy rừng; phát triển du lịch ồ ạt, thiếu quy hoạch và kiểm soát; khai thác sản phẩm từ rừng, săn bắt và buôn bán trái phép động vật hoang dã, chưa có hành lang pháp lý cho công tác quản lý, bảo tồn và ý thức bảo vệ tài nguyên rừng của người dân còn hạn chế.
0 Bình luận
Đăng nhập để bình luận