Nơi chia sẻ, kết nối tri thức
và lan tỏa tình yêu thiên nhiên

Tài Liệu Khu BTTN bán đảo Sơn Trà Nghiên cứu, phân tích chỉ số đa dạng sinh học thực vật thân gỗ áp dụng cho KBTTN Sơn Trà - TP ĐN

Tổng quan tài liệu

Tài liệu này là đề tài  "Nghiên cứu, phân tích chỉ số đa dạng sinh học thực vật thân gỗ - áp dụng cho khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà – TP. Đà Nẵng".

Đề tài có một số kết luận sau:

 1. Số họ, loài thực vật trong khu vực nghiên cứu: Trong 12 ô đo đếm (500 m2) có 96 loài thực vật thân gỗ thuộc 46 họ. Các họ có nhiều loài cây gỗ kinh tế là Dầu, Thầu dầu, Đậu, Dâu tằm, Long não; Các họ thể hiện tính ưu thế về mặt số lượng cá thể là: Thầu dầu và Long não - (9,4%); Sim ( 7,3%); Dẻ, Dầu, Dâu tằm và Na (5,2%).

2. Thành phần loài: Kết quả phân tích cho thấy số lượng loài biến động trên các ô đo đếm từ 4 đến 39 loài, trung bình là 20 loài.

3. Số lượng cá thể (N): Số lượng cá thể (N) trong ô tiêu chuẩn 500 m2 biến động từ 11 đến 189 cá thể, trung bình là 88 cá thể, qua đây ta thấy có sự biến động số lượng cá thể rõ rệt trong quần xã nghiên cứu.

4. Chỉ số giá trị quan trọng IVI: Qua chỉ số IVI cho thấy trật tự ưu thế trong quần thể thực vật nghiên cứu, trong đó loài Chò đen (Parashorea stellata) có ƣu thế cao nhất (IVI = 35,38), tiếp theo Xoài cuống dài (Mangifera laurin) - (14,42) và Mộc (Planchonella obovata) - (10,77). Tuy nhiên mức độ ưu thế giữa các loài trong quần thể nghiên cứu chưa cao đến mức mà một hoặc hai loài chiếm giữ hầu hết giá trị IVI trong tổng số 300 làm lấn át mạnh các loaì còn lại.

5. Xác định dạng phân bố không gian A/F (abundance/ frequency): Loài có giá trị A/F >0.05 thì có dạng phân bố Contagious. Dạng phân bố này phổ biến nhất trong tự nhiên và nó thường gặp ở những hiện trường ổn định (Odum, 1971; Verma, 2000). Tại khu vực nghiên cứu gồm có 95 loài trong đó Chò đen có giá trị A/F là lớn nhất – 2.333. Kết quả này cho thấy các điều kiện sống khá ổn định, chưa chịu những tác động hay thay đổi lớn của điều kiện môi trường.