Danh mục
Được quan tâm gần đây
Tác giả tiêu biểu
Bùi Văn Tuấn và cộng sự
- Bài viết:3 bài
Phan Thị Hoa và cộng sự
- Bài viết:2 bài
Lê Vũ Khôi và cộng sự
- Bài viết:2 bài
Đinh Thị Phương Anh và cộng sự
- Bài viết:2 bài
Viện Sinh thái học Miền Nam
- Bài viết:2 bài
Thành phần loài thuộc họ Bìm bìm (Convolulaceae) tại KBTTN Sơn Trà, TPĐN, VN
Tổng quan tài liệu
Khu Bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà nằm cách trung tâm thành phố Đà Nẵng 10 km về phía Đông Bắc, thuộc địa phận phường Thọ Quang, quận Sơn Trà. Khu rừng cấm Sơn Trà được hình thành theo Quyết định số 41/TTG ngày 21/01/1977 của Thủ tướng Chính phủ. Đến năm 1992 khu rừng cấm Sơn Trà được chuyển tên thành Khu Bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà theo Quyết định số 447/LN-KL ngày 02/10/1992 của Bộ Lâm nghiệp (nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) về việc phê duyệt luận chứng kinh tế-kỹ thuật xây dựng Khu Bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà thành phố Đà Nẵng với quy mô lâm phần là 4.439 ha (trong đó có 4.189,7 ha đất lâm nghiệp và 249,3 ha đất khác).
Theo Chi cục Kiểm lâm Đà Nẵng, hiện nay rừng ở Sơn Trà bị loại dây leo Bìm bìm che phủ với diện tích hơn 500 ha. Sự thích nghi cao với các điều kiện sinh thái, thổ nhưỡng khác nhau đã giúp cây Bìm bìm xâm lấn đất lâm nghiệp và làm giảm diện tích rừng tự nhiên. Ngoài ra, Bìm bìm còn có ưu thế về dinh dưỡng, sự che chắn ánh sáng cũng như khả năng gây thắt nghẹn nên đã làm tổn thương các loài thực vật khác trong cùng hệ sinh thái, dẫn đến nguy cơ làm giảm tính đa dạng sinh học. Vì vậy, việc phòng trừ, ngăn chặn sự xâm lấn Bìm bìm là yêu cầu cấp thiết. Tuy nhiên, đến nay ở Việt Nam chưa có một công bố nào về quy trình xử lý chúng một cách an toàn và hiệu quả. Xác định thành phần loài Bìm bìm hiện hữu và mô tả đặc điểm hình thái một số loài đang xấm lấn mạnh tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng là cơ sở khoa học cho công tác phòng trừ, ngăn chặn sự phát triển của chúng.
0 Bình luận
Đăng nhập để bình luận