Danh mục
Được quan tâm gần đây
Tác giả tiêu biểu
Bùi Văn Tuấn và cộng sự
- Bài viết:3 bài
Lê Vũ Khôi và cộng sự
- Bài viết:2 bài
Phan Thị Hoa và cộng sự
- Bài viết:2 bài
Đinh Thị Phương Anh và cộng sự
- Bài viết:2 bài
Thái Trần Bái và cộng sự
- Bài viết:2 bài
Tìm hiểu tình hình quản lý lâm sản ngoài gỗ tại BĐ Sơn Trà - TP ĐN
Tổng quan tài liệu
Qua kết quả điều tra đã được thảo luận thực hiện, các kết luận được rút ra như sau:
- Khu BTTN Sơn Trà là một rừng giàu tiềm năng có điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của nhiều loại cây rừng tạo ra một hệ thực vật và động vật phong phú thông qua số loài: có 985 loài (trong đó 143 loài có giá trị dược liệu, 140 loài có giá trị cây cảnh, 31 loài có giá trị sử dụng đan lát, 143 loài có giá trị cung cấp gỗ gia dụng và 57 loài cho củ quả làm thức ăn cho người và động vật ) và có 22 loài thực vật quý hiếm. Tuy trong diện tích nhỏ chỉ chiếm 0,014% diện tích cả nước nhưng số họ thực vật chiếm 37,83% tổng số họ thực vật của Việt Nam. Có 287 loài động vật thuộc 93 họ, 38 bộ, trong đó lớp thú có 36 loài, lớp bò sát có 23 loài, lớp ếch nhái có 9 loài, lớp côn trùng có 113 loài.
- Từ khi thành lập khu BTTN Sơn Trà việc quản lý bảo vệ rừng có chặt chẽ hơn trước, các hoạt dộng chặt phá cây gỗ, săn bắt các loài thu lớn của ngời dân trước đây đã hạn chế đến mức thấp nhất. Tuy nhiên, người dân vẫn phụ thuộc nhiều vào nguồn lâm sản phụ của rừng, đặc biệt là các loài LSNG có nguồn gốc thực vật. Người dân địa phương khai thác LSNG một cách thuần thục, có nhiều kiến thức phong phú về nhiều loài LSNG.
- Cơ quan quản lý tại địa phương có nhiều nỗ lực trong công tác bảo vệ, quản lý rừng. Tuy nhiên, công tác quản lý chưa chú trọng nhiều đến LSNG mà chỉ coi trọng quản lý các cây gỗ lớn, các loài thú lớn. Cán bộ chưa nắm rõ về nguồn tài nguyên LSNG có tại đây,chưa có biện pháp cụ thể để bảo vệ nguồn tài nguyên này.
0 Bình luận
Đăng nhập để bình luận