Danh mục
Được quan tâm gần đây
Tác giả tiêu biểu
Bùi Văn Tuấn và cộng sự
- Bài viết:3 bài
Lê Vũ Khôi và cộng sự
- Bài viết:2 bài
Phan Thị Hoa và cộng sự
- Bài viết:2 bài
Đinh Thị Phương Anh và cộng sự
- Bài viết:2 bài
Thái Trần Bái và cộng sự
- Bài viết:2 bài
The "Son Tra Douc Langur Research and Conservation Project" of Frankfurt Zoological Society
Tổng quan tài liệu
Hoạt động nghiên cứu của Hội Động vật học Frankfurt, thành phố Đà Nẵng bắt đầu từ năm 2006. Đến năm 2010, dự án nghiên cứu và bảo tồn loài voọc chà vá chân đỏ được thực hiện. Mục tiêu của dự án là thu thập số liệu về tập tính xã hội, sinh thái dinh dưỡng, tập tính di chuyển và sự phát triển của rừng. Chương trình nghiên cứu được thực hiện trên một bầy voọc chà vá chân đỏ tại bán đảo Sơn Trà. Kết quả cho thấy, loài voọc chà vá chân đỏ sống thành bầy với nhiều con đực và con cái trưởng thành. Bầy lớn được hình thành từ nhiều gia đình nhỏ với tỷ lệ giới tính ở con trưởng thành là 2 cái:1 đực. Có 63 loài thực vật là thức ăn chính của loài voọc chà vá chân đỏ đã được xác định. Thức ăn của loài đa dạng với phần lớn là cây thân gỗ, một số dây leo và cây thân thảo. Đặc điểm dinh dưỡng của thức ăn cũng được phân tích. Kết quả cho thấy loài lựa chọn những thức ăn có hàm lượng dinh dưỡng cao. Mặt khác cấu trúc răng và dạ dạy của loài cũng thích nghi với việc ăn các loại thức ăn kém chất dinh dưỡng trong những thời điểm nhất định. Trong quá trình nghiên cứu những tác động đến sự tồn tại của loài cũng được ghi nhận và giám sát. Các tác động bao gồm săn bắt, đánh cá, khai thác gỗ và lâm sản ngoài gỗ. Sự phát triển của các khu du lịch và đường sá cũng tác động nghiêm trọng đến đa dạng sinh học ở bán đảo Sơn Trà. Những tác động đã được báo cáo thường xuyên lên nhà chức trách của thành phố Đà Nẵng.
0 Bình luận
Đăng nhập để bình luận