Danh mục
Được quan tâm gần đây
Tác giả tiêu biểu
Bùi Văn Tuấn và cộng sự
- Bài viết:3 bài
Lê Vũ Khôi và cộng sự
- Bài viết:2 bài
Phan Thị Hoa và cộng sự
- Bài viết:2 bài
Đinh Thị Phương Anh và cộng sự
- Bài viết:2 bài
Thái Trần Bái và cộng sự
- Bài viết:2 bài
Tổng quan tài liệu
Tài liệu này là đề cương khóa luận tốt nghiệp về đề tài: "Nghiên cứu thành phần loài thực vật xâm lấn, đánh giá mức độ xâm lấn và tác hại của chúng, trên cơ sở đó tìm ra một số biện pháp nhằm hạn chế sự phát triển của chúng ở rừng đặc dụng Nam Hải Vân – Thành phố Đà Nẵng".
Qua quá trình nghiên cứu thực vật xâm lấn ở rừng đặc dụng Nam Hải Vân TP Đà Nẵng tác giả rút được một số kết luận sau:
- Về thành phần loài . Chúng tôi thống kê được 45 loài thuộc 43 chi, 17 họ. Các loài thống kê thuộc ngành thực vật hạt kín (Angiospermatophyta) gồm có: + Lớp Hai lá mầm (Diccotyledonae): 34 loài, 32 chi, 15 họ trong tổng số loài điều tra được. + Lớp Một lá mầm (Monocotyledoneae): 11 loài, 11 chi, 2 họ trong tổng số loài điều tra được. Trong đó có 7 loài nằm trong danh lục 32 loài thực vật xâm lấn trên cạn đã được Bộ Tài Nguyên và Môi Trường- Cục bảo vệ Môi Trường công bố.
- Về phân bố. Các loài thực vật xâm lấn phân bố ở 4 sinh cảnh: sinh cảnh rừng tự nhiên, sinh cảnh rừng trồng, sinh cảnh trảng cây gỗ rải rác và trảng cây bụi, sinh cảnh trảng cỏ. Tuy nhiên chúng phân bố không đồng đều ở các sinh cảnh: Cúng phân bố chủ yếu ở ở sinh cảnh trảng cỏ với 33 loài chiếm 73,33% tiếp đến là sinh cảnh trảng cây gỗ rải rác và trảng cây bụi với 23 loài chiếm 51,11% so với tổng số loài điều tra, sinh cảnh rừng trồng với 21 loài chiếm 46,66 % và thấp nhất là sinh cảnh rừng tự nhiên với 7 loài chiếm 15,56%.
- Về mức độ xâm lấn. Trong tổng số 45 loài thực vật xâm lấn điều tra được có tới 42% số loài ở mức độ xâm lấn nhiều, 13% số loài ở mức độ xâm lấn ít, 36% loài ở mức độ xâm lấn vừa và 9% số loài có mức độ xâm lấn rất nhiều gây nguy hại đến hệ sinh thái và hoạt động sản xuất của người dân trong vùng.
0 Bình luận
Đăng nhập để bình luận