Bài viết mới
Được quan tâm gần đây
Tác giả tiêu biểu
Bảo tàng Đà Nẵng
- Bài viết:751 bài
Trần Ngọc Toàn
- Bài viết:511 bài
Võ Đáng
- Bài viết:157 bài
A Siu
- Bài viết:104 bài
Phan Toản
- Bài viết:100 bài
Cây Thuốc Thượng
Admin giáo dục
09/03/2023Cây thuốc Thượng (Phaeanthus vietnamensis Ban)
Cây thuốc Thượng (Phaeanthus vietnamensis Ban) là loài duy nhất thuộc chi Phaeanthus (họ Annonaceae) được ghi nhận ở Việt Nam hiện nay. Loài này từ lâu đã được dân gian biết đến với nhiều công dụng như chữa đau mắt đỏ, dùng chữa đau bụng, tiêu chảy, kiết lỵ và cầm máu vết thương ngoài da. Cây thuốc Thượng có sự phân bố hẹp và là loài cây đặc hữu cho vùng Trung bộ Việt Nam. Cho đến nay, loài này chỉ được ghi nhận ở các tỉnh Thừa Thiên Huế; Quảng Nam và Đà Nẵng. Cây thuốc Thượng thuộc 10% loài đặc hữu trong tổng số 12.000 loài thực vật của Việt Nam và được đưa vào sách đỏ năm 2007 với cấp phân hạng VU B2b,e+3b (loài sắp nguy cấp).
Cây thân cây gỗ, sống lâu năm, cao 1-3 m, đường kính thân 0,5 - 1,5cm. Thân có phân cành; vỏ thân hơi xù xì, không lông. Lá đơn, phiến lá hình mũi mác, đầu lá thuôn nhọn, mép lá nguyên, có màu xanh đậm mặt trên và nhạt hơn mặt dưới, hai mặt không lông. Gân lá chính hình lông chim nổi rõ mặt dưới, gân phụ hình mạng. Cuống lá hình trụ gần tròn, đáy phình to và xanh đậm hơn, dài 1-2cm.
Hoa phát triển thường vào tháng 12 đến tháng 1, số lượng hoa trên 1 tán nhiều, một cây có thể có nhiều tán ra hoa. Hoa mọc so le với lá, hoa lưỡng tính. Cánh hoa 6, xếp van, thành 2 vòng (mỗi vòng 3 cánh); cánh hoa ngoài nhỏ và giống lá đài, có hình mác, kích thước bé khoảng 1mm, có lông; cánh hoa trong lớn hơn, hình trứng, đều, bên ngoài màu vàng, mặt trong hơi trắng (khi già cánh hoa chuyển sang màu tím đỏ rượu vang), gốc cánh hoa màu tía hoặc hơi tím. Tràng hoa 3 cánh hoa đều, rời, mặt ngoài màu vàng và mặt trong hơi trắng (khi già cánh hoa chuyển sang màu tím đỏ rượu vang), mặt ngoài có lông, hình mác thuôn nhọn dày mập dọc theo phần giữa cánh, móng lõm vào phía trong tạo hình lòng muỗng có màu tím. Lá đài 3, nhỏ, có hình dạng và kích thước tương tự như cách hoa vòng ngoài. Cuống chung dài 0,5 - 1,0 cm, cuống hoa dài 2 - 7 cm, có lông thưa, mang 4 - 6 lá bắc nhỏ hình mác.
Nhị nhiều, rời, đều, mào trung đới hình đĩa hơi nhọn đầu, dài khoảng 0,8mm, đính xoắn ốc trên đế hoa lồi; chỉ nhị rất ngắn hoặc không có; bao phấn màu trắng, đính gốc. Nhụy rời, màu vàng, nhiều (7-24 cái), xếp khít nhau trên đế hoa lồi; mỗi nhụy có 1 noãn đính đáy, đầu nhuỵ có lông, không có vòi nhuỵ.
Quả thuông dài, mỗi lá noãn cho ra 1 quả riêng biệt. Quả non có màu xanh non nhợt, bề mặt trơn bóng, về già quả chuyển sang màu xanh lá đậm.
Quả khi chín chuyển sang màu tím bầm (khi khô có 2 khía hằn sâu dọc theo 2 lá mầm). Cuống quả thon dài có cùng màu với quả ở từng giai đoạn phát triển. Hạt 1, hình bầu dục, có 2 khía dọc, nông.
Bài viết được đóng góp bởi tác giả Lê Huỳnh Thị Diễm Sương, Nguyễn Minh Lý.
0 Bình luận
Đăng nhập để bình luận